Chúng ta luôn được dạy là ăn chín uống sôi. Đây là điều cơ bản và tốt cho chức khỏe. Tuy hiên uống nước đun sôi thế nào cho an toàn và tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Uống nước đun sôi để nguội là biện pháp vệ sinh tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu nước nguội này được lưu trữ từ ngày này sang ngày khác thì có thể chưa còn tốt cho sức khỏe.

Nước đun sôi

Mối nguy từ việc uống nước đun sôi để nguội lâu ngày

Bản chất của việc đun sôi nước là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, kí sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. Nước khi đun sôi 100oC vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, đồng thời nước để nguội lâu ngày sẽ dễ bị tái nhiễm: bụi, vi sinh vật… môi trường không khí xung quanh.

Khi nước đun sôi để nguội trên 2 giờ đồng hồ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại, sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Nếu cứ đổ lẫn giữa nước đun sôi mới vào nước đun sôi cũ với nhau hoặc để nguồn nước đun sôi để nguội lâu ngày, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng và có thể gây hại cho cơ thể.

Nước đun sôi để nguội vẫn là nguồn nước an toàn và tốt nhất vì khi đun sôi nước vẫn giữ nguyên thành phần hóa lý ban đầu của nước, tiêu diệt được các vi sinh có trong nước. Tuy nhiên, yêu cầu phải đun nước đủ thời gian, nhiệt độ và nguồn nước dùng để đun sôi là nước máy vì nước máy đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế. Nếu dùng nước giếng khoan hoặc nước sông suối, ao, hồ, hoặc nước có những chất độc hại cho cơ thể thì việc đun sôi nước không thể loại bỏ được các độc chất, kim loại nặng… trong nước mà chỉ tiêu diệt được các vi sinh vật có trong nước.

Thời gian sử dụng nước đun sôi để nguội

Có thể nói loại nước được cho là vừa tốt vừa tiện lợi và chi phí thấp hiện nay với nhiều gia đình Việt Nam là nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, đun sôi nước để uống là điều cần thiết nhưng chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không nên để sang ngày hôm sau hoặc lâu hơn.

Cách bảo quản nước đun sôi để nguội

– Nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải là những dụng cụ như thủy tinh, sành, sứ, nhựa nguyên sinh, kim loại có xuất xứ rõ ràng tránh sử dụng các loại nhựa tái sinh để chứa nước.

– Tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín, có vòi xả mỗi lần lấy nước.

– Định kỳ vệ sinh, súc xả vật dụng chứa nước đun sôi để nguội hằng ngày.

– Nước đun sôi để nguội nên uống hết trong vòng 24 giờ, tránh được tình trạng nước bị vi khuẩn tái nhiễm trở lại.

– Đun nước yêu cầu phải đun đủ thời gian và nhiệt độ. Đun sôi phải đảm bảo đạt tới mức độ là sôi hoàn toàn ở 100ºC (212ºF) khi thấy hơi nước và dòng nước chuyển động không ngừng.

Tài liệu tham khảo:

  • Bộ Y tế (2009), Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
  • Nguyễn Đức Lương – Phạm Minh Tâm (2012), Vệ sinh và An toàn Thực phẩm, Trường đại học Quốc Gia, Tp.HCM.
  • Tôn Thất Minh (2015), “Giáo trình các quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm – công nghệ sinh học”, Các quá trình và thiết bị trao đổi nhiệt, tập 2, NXB Bách khoa, Hà Nội.
X